Thứ Ba, 29 tháng 5, 2018

KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC HỌC SINH CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM


TH 36:
KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC HỌC SINH CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM
I. Nhận thức:
1. khái niệm Tình huống:
            Tình huống là hoàn cảnh diễn biến, thường bất lợi, cần đối phó” hay nói cách khác:
            - Tình huống là thực tế khách quan có sự diễn biến, thường là những diễn biến bất lợi cần phải đối phó.
            - Tình huống là một hệ thống phức tạp gồm chủ thể và khách thể. Trong đó chủ thể là người, còn khách thể là một hệ thống nào đó
            - Tình huống là sự việc xảy ra tại một nơi, trong một thời gian buộc người ta phải suy nghĩ, hành động, đối phó, chịu đựng
2. Phân loại các THSP trong công tác giáo dục học sinh của người giáo viên chủ nhiệm.
1. Tình huống có vấn đề
Tình huống luôn chứa đựng vấn đề/ mâu thuẫn và kích thích người học mong muốn, hứng thú giải quyết.
1.1. Căn cứ theo tính vấn đề của tình huống có:
- Tình huống đúng sai (Mâu thuẫn); Tình huống phản bác; Tình huống nghịch lý; Tình huống……
1.2. Căn cứ theo tính logic của vấn đề có thể có:
- Tình huống đối thoại; Tình huống nghịch lí; Tình huống những sự kiện mâu thuẫn; Tình huống tranh luận biện chứng; Tình huông hai bên cùng tranh luận và hai bên cùng đúng
1.3. Căn cứ vào phạm vi vấn đề có:
- Tình huống thông thường; Tình huống có vấn đề Tình huống sư phạm
2.Tình huống sư phạm
            Tình huống trong công tác giáo dục học sinh của người giáo viên chủ nhiệm lớp là những sự kiện thực tế khách quan diễn ra có tính chất bất thường liên quan đến trách nhiệm quản lý của người giáo viên chủ nhiệm, buộc người giáo viên chủ nhiệm lớp phải có biện pháp giải quyết thích hợp.
2.1.  Dựa vào chức năng của GV khi tham gia các hoạt động giáo dục HS.
            Trong công tác giáo dục HS, người giáo viên cùng một lúc thực hiện nhiều chức năng như: Quản lý toàn diện HS; Thiết kế phương hướng, kế hoạch giáo dục HS; Xây dựng tập thể HS; Phối hợp với các lực lượng giáo dục; Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục HS v.v… Nên sẽ có những tình huống tương ứng như: TH Quản lý toàn diện HS, TH trong Thiết kế phương hướng, kế hoạch giáo dục HS, TH Xây dựng tập thể HS.
2.2. Dựa vào biểu hiện của tình huống nói chung và THSP nói riêng bao gồm
THSP đơn giản
THSP phức tạp
THSP không nguy hiểm
THSP nguy hiểm
THSP tích cực
THSP tiêu cực
THSP mà vấn đề trong tình huống đã được giải quyết
THSP mà vấn đề trong tình huống chưa được giải quyết
2.3. Dựa vào tính chất của tình huống nói chung và THSP nói riêng bao gồm
THSP Có tính bất ngờ THSP có tính xung đột THSP  có tính lựa chọn THSP có tính không phù hợp THSP có tính bác bỏ THSP có tính giả định.
2.4.  Dựa vào đối tượng tạo ra tình huống có THSP đơn phương, THSP đa phương, THSP song phương.
2.5. Dựa vào các mối quan hệ của GV trong quá trình thực hiện CTGD học sinh có thể phân THSP thành các loại: THSP diễn ra giữa GV với cá nhân hay tập thể HS, THSP diễn ra giữa GV với các LLGD trong và ngoài trường.
2.6. Dựa vào nguyên nhân gây nên tình huống có thể phân THSP trong CTGD học sinh thành các loại như:
            THSP xuất hiện do những nguyên nhân nảy sinh từ quá trình thực hiện các công việc trong CTGD học sinh. THSP xuất hiện do những nguyên nhân nảy sinh từ ảnh hưởng nhân cách của GV tới quá trình thực hiện công việc hay tới đối tượng tác động.
            Như vậy là trong công tác giáo dục HS của GVCN có nhiều loại tình huống khác nhau tuy theo từng tiêu chí phân loại. Tuy nhiên sự phân loại này chỉ mang ý nghĩa tương đối vì trong loại tình huống này lại có loại tình huống khác. Tổng hợp các cách phân loại đó, trong tài liệu này  giới thiệu các loại tình huống sau
            1.  THSP có liên quan đến việc tìm hiểu tình hình HS
            2.  THSP có liên quan đến việc xây dựng tập thể, quản lý  HS
            3. THSP có liên quan đến việc giáo dục toàn diện HS (Trong giờ học chính khóa và hoạt động ngoài giờ lên lớp)   
            4. THSP có liên quan đến việc đánh giá HS
            5. THSP có liên quan đến việc phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường để quản lí, giáo dục HS (đoàn thể, phụ huynh học sinh v.v…)
            6. THSP có liên quan đến việc giáo dục HS cá biệt
3. Xác định được qui trình giải quyết các THSP trong công tác giáo dục học sinh của người giáo viên chủ nhiệm
chúng ta có thể thấy để giải quyết tình huống sư phạm cần thực hiện theo qui trình sau:
            Bước 1: Xác định vấn đề
            Bước 2:Thu thập thông tin và dữ kiện thích hợp
            Bước 3: Xây dựng các giả thuyết và chọn giải pháp
            Tìm tòi các mối quan hệ khác nhau để đưa ra các suy luận logic; Phát biểu các giả thuyết
            Bước 4: Lựa chọn giải pháp
Tìm kiếm các mối quan hệ có liên quan trong tình huống; tìm điểm giống và khác nhau giữa các giải pháp và lựa chọn giải pháp tốt nhất
            Bước 5: Đánh giá kết quả, đưa ra kết luận và áp dụng
            Đưa ra kết luận, thử nghiệm để xem xét chứng cứ mới và khái quát hóa kết quả
4.Vận dụng qui trình giải quyết các tình huống cụ thể trong công tác giáo dục học sinh của người giáo viên chủ nhiệm
4.1. Qui trình :
Bước 1: Định hướng – xác định các dữ kiện
- Nhận định bài tập tình huống thuộc loại nào
- Phân tích dữ kiện, xác định các dữ kiện quan trọng chủ yếu
- Tìm ra yêu cầu cần giải quyết. Đinh hướng cách giải quyết
Bước 2: Nêu vấn đề cần giải quyết
- Nêu vấn đề cần giải quyết; Giải quyết ở mức nào
- Vấn đề chủ yếu là gì? Con đường giải quyết vấn đề (dựa vào tri thức, kinh nghiệm, các thao tác tư duy sư phạm
Bước 3: Đưa ra giả thuyết
- Nêu một số giả thuyết
- Chọn một giả thuyết hợp lý nhất
Bước 4: Chứng minh giả thuyết
- Trình bày lập luận bằng cách vận dụng thao tác tư duy
- Chứng minh mặt đúng
Bước 5: Kiểm tra, đánh giá
- Dựa vào giả thuyết và thang đánh giá để đối chiếu mặt đúng. Mặt chưa đúng.
- Nêu kết quả
Bước 6: Rút ra kết luận, khẳng định giả thuyết
- Khẳng định giả thuyết
- Đề phòng, dự đoán nhưng hành vi lệch lạc
- Rút ra bài học kinh nghiệm
4.2 . Xử lý các tình huống sư phạm
            Như đã trình bày ở mục phân loại tình huống, trong phần này chúng tôi đưa ra các tình huống theo các nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm ở tiểu học.
4.2.1.  THSP có liên quan đến việc tìm hiểu tình hình HS
Câu hỏi
- Theo bạn vì sao cô Hoa lại làm như vậy?
- Trong trường hợp đó bạn sẽ giải quyết tình huống đó như thế nào?
4.2.2. THSP có liên quan đến việc phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường để quản lí, giáo dục HS (đoàn thể, phụ huynh học sinh v.v…)
Câu hỏi
- Trước tình trạng như vậy, giáo viên chủ nhiệm lớp nên có cách tác động đến gia đình và bản thân em Dũng như thế nào cho có hiệu quả?
- Bạn có đồng quan điểm với bộ mẹ của em Trang không? Vì sao?
- Bạn sẽ thuyết phục cha mẹ của em Trang như thế nào?
4.3. Xây dựng và giải quyết các tình huống sư phạm
Xây dựng và giải quyết 10 tình huống sư phạm theo yêu cầu tương ứng với các kỹ năng
1. THSP có liên quan đến việc tìm hiểu tình hình HS
2.  THSP có liên quan đến việc xây dựng tập thể, quản lý  HS
3. THSP có liên quan đến việc giáo dục toàn diện HS (Trong giờ học chính khóa và hoạt động ngoài giờ lên lớp)         
4. THSP có liên quan đến việc đánh giá HS
5. THSP có liên quan đến việc phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường để quản lí, giáo dục HS (đoàn thể, phụ huynh học sinh v.v…)
6. THSP có liên quan đến việc giáo dục HS cá biệt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Câu 2: TRÌNH BÀY NỘI DUNG VÀ BẢN CHẤT NGUYÊN TẮC TẬP TRUNG DÂN CHỦ Khái niệm:  Như bất kỳ một tổ chức chính trị nào khác, sự tồn tại v...